Kinh hoàng giun15cm kí sinh trong mắt, bác sĩ cảnh báo về căn bệnh tưởng chừng đã lãng quên
SKV 247
Th 7 13/10/2018
Sinh vật dài 15cm trú ngụ trong mắt người đàn ông ở Ấn Độ
Trường hợp kì lạ này được báo cáo ở Karnataka, Ấn Độ, nơi một bệnh nhân 60 tuổi giấu tên có một sinh vật chuyển động trong lòng trắng ở mắt.
Sinh vật sau đó được xác định là giun chỉ bạch huyết. Những con giun này được cho là lây lan do muỗi cắn.
Các bác sĩ đều nhận định, đây là trường hợp hiếm có bởi muỗi cắn vào trong mắt là chuyện không phổ biến. Ấu trùng của muỗi xâm nhập vào máu và phát triển bên trong cơ thể con người là rất hiếm. Cùng xem đoạn video dưới đây để xem các bác sĩ đã loại bỏ sâu sống ra khỏi mắt người đàn ông như thế nào:
Giun chỉ bạch huyết gây bệnh chẳng kém gì sốt xuất huyết
Theo thông tin từ Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP.HCM, bệnh giun chỉ bạch huyết hay còn được gọi là bệnh phù chân voi là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected tropical disease - NTD), làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.
Ở nước ta, bệnh giun chỉ bạch huyết thường gặp ở một số vùng. Sự lưu hành bệnh giun chỉ phụ thuộc vào mật độ ấu trùng giun chỉ trong máu người bệnh. Triệu chứng lâm sàng thường khó phát hiện trong giai đoạn đầu của bệnh.
Khi muỗi nhiễm ký sinh trùng đốt người lành, ký sinh trùng được lắng đọng trên da, từ đó xâm nhập vào cơ thể. Sau đó ấu trùng di chuyển đến mạch bạch huyết từ đó chúng phát triển thành giun trưởng thành trong hệ bạch huyết con người. Bệnh nhân có thể nhiễm bệnh từ thời thơ ấu, nhưng sự đau đớn, biến dạng thường xảy ra ở giai đoạn sau này, gây ra tàn tật vĩnh viễn.
Bệnh giun chỉ bạch huyết là một căn bệnh gây ra đau đớn và biến dạng nặng. Trong khi nhiễm bệnh thường xuất hiện lúc nhỏ, nhưng các biểu hiện có thể nhìn thấy rõ sau này trong cuộc đời. Bệnh gây ra tình trạng khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Bệnh giun chỉ bạch huyết thực tế khó chẩn đoán trên lâm sàng ở giai đoạn đầu. Trường hợp bệnh nhân sống trong vùng bệnh lưu hành, có triệu chứng phù voi, tiểu ra dưỡng trấp thì chẩn đoán dễ dàng hơn. Đối với người sống ngoài vùng lưu hành bệnh, việc chẩn đoán lâm sàng gặp nhiều hạn chế. Vì vậy phải căn cứ vào kết quả xét nghiệm phát hiện ấu trùng giun chỉ.
Lịch sử phát hiện các loài giun chỉ bạch huyết: Wuchereria bancrofti (Cobbold, 1877), Brugia malayi (Brug, 1927), Brugia timori (Partono, Atmosoedjomo, Demijati và Cross, 1977)[1].
Giun chỉ bạch huyết là một bệnh nhiễm ký sinh trùng Wuchereria bancrofti, Brugia malayi hoặc Brugia timori. Ở Việt Nam chỉ gặp 2 loại là Wuchereria bancrofti và Brugia malayi, trong đó Brugia malayi chiếm đa số (trên 90%).
Loài ký sinh trùng này được truyền từ người này sang người khác qua vector trung gian là muỗi, chúng nhiễm phải ấu trùng giun chỉ khi đốt người, ký sinh trùng khi đó sẽ xâm nhập vào trong da và từ đó chúng đi vào cơ thể con người, tiếp đó ấu trùng di chuyển vào hệ bạch huyết, ở đó chúng phát triển thành giun trưởng thành trong hệ thống bạch huyết của người, người là ký chủ vĩnh viễn.
Để phòng tránh bệnh, mọi người cần chú ý môi trường nhà ở phải thoáng mát, sạch sẽ, hạn chế muỗi vào nhà, lấp bớt ao tù, nước đọng, khơi thông cống rãnh. Chú ý mặc quần áo kín khi lao động ban đêm, khi ngủ phải buông màn tránh muỗi đốt…
Theo afamily