Nguyên nhân nào lây nhiễm vi khuẩn Hp và cách phòng tránh

SKV 247
Th 5 25/10/2018

Nguyên nhân nào lây nhiễm vi khuẩn Hp và cách phòng tránh 1

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc Hp

Cuộc sống tập trung đông người, điều kiện vệ sinh, chăm sóc y tế, phòng dịch kém với nguồn nước bị ô nhiễm là những nguyên nhân gây nhiễm H.pylori.

Các con đường lây nhiễm chính

Lây nhiễm từ thành viên trong gia đình

Nếu vợ hoặc chồng có Hp dương tính thì khả năng vị hôn phu của mình có Hp dương tính là 68%, còn con cái có nguy cơ bị lây nhiễm Hp tới 40%, đó là thống kê của các nước phương Tây, ở Việt Nam, tỷ lệ đó cao hơn rất nhiều do tập tục ăn uống chung trong các bát, đĩa đựng thức ăn.

Lây nhiễm vi khuẩn Hp trong gia đình

Lây nhiễm vi khuẩn Hp từ thành viên trong gia đình

Nơi tập trung đông người, gia đình đông con

Rõ ràng là tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp ở Việt Nam, theo một số nguồn tin không chính thức, lên tới 80% thì việc sống tập trung đông người làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm, bởi vì hầu hết mọi người nhiễm Hp đều chưa được chẩn đoán và có biện pháp dự phòng thích hợp.

Vệ sinh, y tế phòng dịch kém

Đây là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Nếu việc vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống không đảm bảo, bạn có nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn Hp rất cao. Ngoài ra, công tác y tế dự phòng không đảm bảo sẽ giúp vi khuẩn lưu hành tự do trong cộng đồng mà không được kiểm soát. Trước tiên là lây nhiễm trong gia đình, khu vực sinh sống, và sau đó là toàn cộng đồng.

Nhiễm vi khuẩn Hp khi làm thủ thuật nội soi dạ dày

Bác sỹ nội soi sử dụng một ống nội soi nhỏ luồn qua đường thực quản vào dạ dày để kiểm tra hình ảnh tổn thương niêm mạc dạ dày. Việc nội soi này rất hữu ích giúp bác sỹ đánh giá tình trạng bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp, tuy nhiên, trong một ngày làm việc, bác sỹ sử dụng ống nội soi với nhiều bệnh nhân khác nhau, thường việc vệ sinh phải được thực hiện hết sức nghiêm ngặt để đảm bảo bệnh nhân này không lây bệnh sang bệnh nhân khác. Tuy nhiên, việc vệ sinh này không phải luôn loại được hoàn toàn vi khuẩn Hp nhiễm từ bệnh nhân có Hp, sau đó nội soi bệnh nhân không có Hp thì vi khuẩn dễ dàng lây nhiễm sang. Đây chính là nguyên nhân quan trọng nhất làm kết quả chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp bị nhầm lẫn khi thực hiện theo con đường nội soi dạ dày.

Cách chống lây nhiễm vi khuẩn Hp

Trên đây là một số nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn Hp bạn sẽ thường xuyên gặp phải. Để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp, bạn cần chủ động tiến hành các biện pháp sau đây:

  • Vệ sinh, phòng dịch nơi sinh sống: vệ sinh nguồn nước, thực phẩm, nơi ở.
  • Rửa tay sạch sẽ khi ăn uống.
  • Kiểm tra vi khuẩn Hp khi có các dấu hiệu bệnh dạ dày và có chỉ định của bác sỹ để tiệt trừ kịp thời, tránh lây nhiễm ra các thành viên trong gia đình. Khi điều trị bệnh với phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp, bạn nên kết hợp thêm kháng thể OvalgenHPđể giúp nâng cao hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh.
  • Khi trong nhà có người bị nhiễm Hp thì nên sử dụng đũa riêng, vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tránh lây nhiễm.
  • Sử dụng kháng thể OvalgenHP hàng ngày là biện pháp giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm vi khuẩn Hp.
Viết bình luận của bạn