Bạn có thói quen ăn quá nhanh, chưa đến 20 phút đã ăn xong bữa: Cẩn thận 6 bệnh nguy hiểm
SKV 247
Th 3 30/10/2018
1. Béo phì
Ăn quá nhanh có thể gây ra những tình trạng bệnh lý khiến ít người ngờ tới. Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam, thói quen ăn nhanh là có thể gặp ở bất cứ ai trẻ nhỏ và người lớn. Một bữa ăn được cho là nhanh nếu diễn ra chưa đến 20 phút từ lúc ăn cho tới khi kết thúc.
20 phút được cho là khoảng thời gian từ khi bắt đầu ăn, não mới gửi ra tín hiệu no tới dạ dày. Nếu như ăn quá nhanh não sẽ chưa kịp phát ra tín hiệu khiến cơ thể liên tục nạp thức ăn vào gây dư thừa năng lượng.
Nghiên cứu béo phì ở Mỹ đã chỉ ra lượng calo nạp vào ở những người thừa cân sẽ giảm đi khi họ ăn chậm hơn bình thường. Một nghiên cứu khác của Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ: phụ nữ 40-50 tuổi ăn nhanh sẽ có nguy cơ bị béo phì cao hơn những phụ nữ cùng tuổi nhưng ăn chậm.
Trong một nghiên cứu khác tại đại học Osaka, Nhật trên 3000 người, những người ăn nhanh sẽ có nguy cơ bị thừa cân cao hơn 84%.
2. Tiểu đường, tim mạch và cao huyết áp
Do thói quen ăn nhanh thường đi kèm với các tình huống vội như muộn làm, muộn học hay bận việc. Nên nhiều người thường sẽ lựa chọn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán sẵn hoặc thực phẩm đóng hộp để ăn.
Ăn vội vã tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ảnh minh họa.
"Những loại thực phẩm này giá trị dinh dưỡng ít, lại chứa nhiều dầu mỡ, muối, đường… Góp phần gây ra tình trạng béo phì, yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp…",TS.BS Sơn nói.
Một nghiên cứu tại Mỹ có sự tham gia của 17.000 phụ nữ trẻ cho thấy những người ăn chậm thường nhanh no hơn và lượng calo nạp vào cũng ít hơn. Những người ăn nhanh thường có vòng eo lớn, HDL giảm dẫn đến nguy cơ cao bị bệnh tim.
3. Viêm trợt loét dạ dày
TS.BS Sơn cho hay: "Ăn nhanh sẽ đồng nghĩ với hoạt động nhai giảm đi và việc này sẽ khiến cơ thể gặp khó khăn trong khi hấp thu dinh dưỡng. Đặc biệt là protein chỉ có thể được tiêu hóa và giúp cơ thể cảm thấy no nếu được ăn chậm.
Do đó, có thể khiến cho chức năng tiêu hóa diễn ra không đúng và không hấp thu được dinh dưỡng từ các loại thực phẩm. Dẫn tới tình trạng lãng phí dinh dưỡng".
Một nghiên cứu của Hàn Quốc cho thấy những bệnh nhân bị viêm trợt dạ dày thường có thói quen ăn nhanh.
4. Trào ngược dạ dày
Ăn quá nhanh có thể làm cho tình trạng khó tiêu sẽ tăng lên. Khó tiêu sẽ gây ra rất nhiều triệu chứng như có cảm giác nóng rát hoặc nặng bụng. Đôi khi, triệu chứng khó tiêu sẽ nghiêm trọng hơn, dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Nghiên cứu tại South Carolina cho thấy ăn một bữa ăn 690 calo trong vòng 5 phút (thay vì 30 phút) sẽ tạo ra số đợt trào ngược nhiều hơn khoảng 50%. Trong những trường hợp nghiêm trọng, trào ngược có thể dẫn đến hẹp thực quản, gây khó nuốtóe
Trào ngược cũng liên quan đến tình trạng xuất huyết hoặc tiền ung thư thực quản.
TS.BS Sơn cho hay, một số vấn đề ảnh hưởng ăn quá nhanh liên quan tới tiêu hóa có thể kể tới như đầy bụng, nấc cục do nuốt vào nhiều không khí.
Ăn nhanh gây lãng phí dinh dưỡng và tạo gánh nặng cho tiêu hóa, ảnh minh họa.
Quá trình ăn nhanh khiến làm cho protein không được tiêu hóa sẽ gây ra tình trạng sinh hơi trong đại tràng.
Cùng với sự hoạt động của các vi khuẩn trong hệ tiêu hóa, sẽ làm sản sinh ra các khí như hydrogen sulphide, indoles, skatoles và mercaptans. Các khí này sẽ gây ra mùi khó chịu khi ợ hơi.
Chuyên gia khuyến cáo, quá trình nhai rất quan trọng đối với sự tiêu hoá của thức ăn vì các enzym tiêu hoá chỉ tác dụng trên bề mặt của các phần tử thức ăn. Thức ăn được nghiền nhỏ trộn với các enzym tiêu hoá để nuốt dễ dàng không làm tổn thương ống tiêu hoá.
Riêng đối với rau quả, nhai còn quan trọng ở chỗ nó phá vỡ màng bọc cellulose để những phần dinh dưỡng ở bên trong có thể được tiêu hoá và hấp thu.
"Ăn chậm, nhai kỹ, là cách để tận hưởng hương vị của món ăn và cũng tốt cho hệ thống tiêu hóa. Không nên vừa ăn vừa xem tivi, làm việc, nghe điện thoại", TS.BS Sơn chia sẻ.
Theo Trí thức trẻ