6 kiểu mỡ thừa ai cũng có thể mắc và lý do vì sao chúng lại tồn tại

SKV 247
Th 6 28/12/2018

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết tình trạng thừa cân cũng có thể chia làm nhiều dạng dựa vào phần cơ thể thừa cân. Việc xác định mình thuộc dạng cơ thể nào sẽ giúp bạn xác định được cách giảm cân hiệu quả cho bản thân.

1. Béo ở phần thân trên

Nếu bạn hấp thụ lượng calo lớn hơn nhu cầu của cơ thể thì bạn sẽ bị béo ở phần thân trên. Nguyên nhân có thể là do bạn ít vận động và ăn quá nhiều.

Ảnh 1.


Để giảm cân và lấy lại vóc dáng thon gọn, bạn cần tăng cường việc rèn luyện cơ thể bởi nguyên nhân của thừa cân là do thiếu vận động thể chất. Bạn nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, có thể đơn giản như đi bộ, bơi lội, tập aerobic, chạy bộ,…

Bên cạnh đó, bạn cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng thừa cân. Bạn cần cắt giảm đường tinh luyện và những thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, đồ ăn ngọt, nước uống có đường… vì chúng dễ làm bạn dư thừa calo và béo phì.

2. Béo ở phần bụng dưới

Ảnh 2.


Một vòng eo 'con kiến' luôn là mơ ước của nhiều chị em. Có thể bạn không tin nhưng căng thẳng, lo lắng và trầm cảm sẽ khiến bạn béo bụng. Hormone stress cortisol là nguyên nhân khiến mỡ tích tụ ở phần bụng.

Bên cạnh đó, vận động sai cách và hay nghiêng người về phía trước cũng có thể khiến phần bụng bị chùng xuống và tích mỡ.

Bạn nên giữ tinh thần luôn thoải mái và thư giãn, tránh những cảm xúc lo lắng, căng thẳng. Bạn có thể kiểm soát cảm xúc của bản thân dễ dàng hơn bằng cách thực hiện các bài tập thở, yoga hay thiền. Một tách trà xanh nóng cũng sẽ giúp bạn đốt cháy lượng mỡ thừa và giúp bạn bình tĩnh hơn.

3. Béo phần thân dưới

Lượng gluten dư thừa do ăn uống là nguyên nhân khiến phần hông và đùi trở nên quá khổ. Gluten có nhiều trong yến mạch, lúa mì nên bạn cần hạn chế ăn những thực phẩm này nếu muốn hông, đùi thon gọn.

Ảnh 3.


Để loại bỏ mỡ thừa ở vùng đùi, hãy tăng cường leo cầu thang và đi lên dốc thay vì ngồi yên một chỗ hay đi thang máy. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên bỏ bữa sáng. Thói quen phổ biến này sẽ khiến cơ thể thiếu năng lượng và bạn sẽ luôn cảm thấy đói, từ đó dẫn đến việc ăn nhiều hơn và khiến mỡ tích trữ trong cơ thể.

4. Béo phần thân dưới kể cả bắp chân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dạng cơ thể mất cân đối này. Một số chứng bệnh về tĩnh mạch chân hay đang mang thai cũng sẽ khiến bắp chân to.

Để cải thiện tình trạng này, bạn cần hạn chế ăn mặn và cắt giảm lượng muối nạp vào cơ thể. Muối sẽ khiến cơ thể tích nước dẫn đến sưng phù bắp chân.

Bạn nên di chuyển và đi lại thường xuyên, tránh ngồi trên ghế quá lâu. Hãy đứng lên và đi dạo qua lại. Việc nằm xuống và gác chân lên cao cũng giúp làm giảm tích nước khiến bắp chân bạn bị to.

5. "Bụng bia"

Uống quá nhiều bia rượu làm rối loạn tiêu hóa sẽ khiến phần bụng trở nên quá khổ. Nếu muốn giảm kích thước vùng bụng, bạn cần hạn chế và tránh xa bia rượu. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ bia rượu còn có hại cho sức khỏe của bạn.

Việc chia bữa ăn thành nhiều khẩu phần nhỏ trong ngày sẽ giúp bạn không cảm thấy đói và cơ thể trao chất tốt hơn, đồng thời giúp giảm béo bụng hiệu quả.

6. Béo bụng và béo lưng

Lười vận động chính là lý do dẫn đến tình trạng thừa cân ở cả phần bụng và phần lưng. 'Chìa khóa' để loại bỏ mỡ thừa ở những vùng này chính là siêng năng tập luyện cơ thể. Bạn nên thực hiện các bài tập toàn thân và tập bụng để ổn định cân nặng.

Ảnh 4.


Việc đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm cũng sẽ giúp bạn cải thiện vóc dáng. Ngủ không đủ sẽ làm thay đổi hormone làm tăng cảm giác thèm ăn và tích trữ chất béo ở bụng và lưng.

Bạn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm giàu chất xơ để giúp giảm sự thèm ăn và hấp thu calo.

Dù bạn thuộc dạng thừa cân nào thì điều quan trọng vẫn là lối sống lành mạnh, chăm chỉ tập luyện cùng một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ là chìa khóa cho một vóc dáng thon gọn.

Theo Tạp chí Sống Khỏe/Brightside

Viết bình luận của bạn