Cảnh báo Men GAN cao - vì sao cần tránh, tác hại thế nào?

Quản Trị Viên
Th 2 31/08/2020

Tình trạng men gan tăng cao thường không gây triệu chứng, các triệu chứng mà người bệnh gặp phải là do các nguyên nhân gây tăng men gan. Men gan cao có thể là dấu hiệu cho thấy gan của bạn đang hoạt động bất thường. Điều này xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương hoặc bị viêm sẽ giải phóng các enzyme vào máu.

Gan là cơ quan tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể, thực hiện rất nhiều chức năng thiết yếu sống còn, như chức năng ngoại tiết và nội tiết, đồng thời vừa là kho dự trữ và trung tâm chuyển hóa thiết yếu của cơ thể. Trong đó, men gan (còn gọi là enzym gan) đóng vai trò tổng hợp và chuyển hóa đào thải trong gan. Khi gan bị viêm hay tổn thương, men gan bị rò rỉ vào máu làm chỉ số men gan tăng cao.

Khi gan bị viêm hay tổn thương, men gan bị rò rỉ vào máu làm chỉ số men gan tăng cao. (ảnh minh hoạ)

Sự nguy hiểm của men gan tăng cao

Có loại 4 men gan và chỉ số ở mức bình thường của mỗi loại như sau:

- Aspartate transamine (AST): 20-40 UI/L. Đây là men trong tế bào gan, ngoài ra còn có ở mô tim, cơ và thận. AST tăng có thể do gan đang bị tổn thương.

- Alanine transaminase (ALT): 20-40 UI/L. ALT là men ở gan, có trong bào tương, ALT tăng cho thấy gan đang bị tổn thương.

- Gamma – glutamyl transpeptidase (GGT): 20-40 UI/L, đây là men gan trong tế bào thành ống mật. GGT tăng cho thấy nguy cơ viêm gan mãn tính và bệnh đường mật.

- Phosphatase kiềm (ALP): 30-110 UI/L, ALP có trong màng tế bào gan, thường tăng khi bị tắc nghẽn đường mật hoặc các bệnh lý về xương.

Tuy nhiên, nếu men gan tăng nhẹ (dưới 2 lần) thì người bệnh hầu như không có triệu chứng hoặc nếu có thì triệu chứng thường không rõ rệt. Các triệu chứng bao gồm: trướng bụng nhẹ, hơi đau ở hạ sườn phải, bị giãn các vi mạch ở cổ, mặt, mệt mỏi, chán ăn…. Thậm chí, một vài trường hợp dù men gan rất cao nhưng không có biểu hiện lâm sàng nào. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tuần, vài tháng hay thậm chí đến vài năm.

Men gan cao nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm gan mạn, xơ gan, thậm chí gây ung thư gan. (ảnh minh hoạ, nguồn: Internet)

Thực tế, chính biểu hiện không rõ ràng của bệnh đã khiến người bệnh chủ quan không đi khám và vẫn duy trì các thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá,… Ở giai đoạn này nếu sử dụng bia rượu nhiều thì rất nguy hiểm vì lượng acetaldehyde là chất độc được sản sinh ra khi sử dụng bia rượu sẽ phá hủy tế bào gan rất mạnh, có thể tế bào gan bị hủy hoại hàng loạt gây viêm gan cấp, hôn mê gan, nguy hiểm đến tính mạng. Mặt khác, men gan cao nếu không được xử lý sẽ dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, thậm chí gây ung thư gan.

Nguyên nhân chính làm men gan tăng cao

Có một số lý do men gan tăng cao mà bạn xác định nguyên nhân và loại trừ các căn bệnh nghiêm trọng.

- Nhiều loại thuốc, đặc biệt là những thuốc giảm cholesterol và thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen, aspirin… có thể làm tăng men gan.

- Những người có thói quen uống rượu và béo phì có thể làm giảm chức năng của gan và tăng men gan.

- Các bệnh như viêm gan A, B, C, suy tim và bệnh gan không do rượu cũng sẽ làm cho mức men gan cao hơn.

- Có một số bệnh nghiêm trọng hơn có thể làm tăng mức men gan, bao gồm: bệnh celiac; nhiễm virus Epstein-Barr; viêm túi mật hoặc tụy; suy tuyến giáp; ung thư gan; suy tim; viêm gan do rượu; viêm gan tự miễn; xơ gan...

- Các chất tẩy rửa hóa học, kem chống nắng, sản phẩm vệ sinh cá nhân, nước hoa, chất khử trùng, mùi sơn, thậm chí là việc hút thuốc lá thụ động, khói bụi ô nhiễm… tiềm ẩn những nguy cơ có thể khiến gan bạn bị tổn thương.

- Việc thường xuyên uống rượu, bia và các thức uống có cồn gây ra các tác động tiêu cực lên gan, khiến gan bị tổn thương.

- Những chất độc hại từ thực phẩm bẩn vào cơ thể sẽ trực tiếp sẽ có thể làm tổn thương, hủy hoại tế bào gan, làm gan nhanh chóng suy yếu.

Khi phát hiện thấy men gan tăng cao, cần phải theo dõi thường xuyên xem số lượng có thay đổi không và cũng nên làm siêu âm gan để biết được tình trạng của gan, ống dẫn mật.

Khi phát hiện men gan tăng cao, nên đặc biệt lưu ý tới chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi bởi nó góp phần quan trọng giúp tế bào gan nhanh hồi phục và tái sinh, tăng cường chức năng miễn dịch, thúc đẩy phục hồi chức năng gan.

Theo chuyên gia cho biết, thảo dược dùng không đúng hoặc nhầm lẫn cũng có thể nguy hại đến lá gan thậm chí cả tính mạng. Công dụng của thảo dược giúp hỗ trợ bệnh gan đã có một số ghi nhận nhưng phải qua bào chế và quy trình lựa chọn nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng mới đem lại hiệu quả còn không sẽ hại gan, và nguy hại đến sức khỏe.

Do ưu đãi về khí hậu và thổ nhưỡng nước ta có nhiều loại thảo dược giúp hỗ trợ giải độc cho gan, hạ men gan, tăng cường chức năng gan, trong đó phải kể đến hàng đầu là các loại thảo dược như củ cải trắng, gấc, tỏi, đu đủ và mướp đắng,... Nhưng ngày nay, tình trạng thực phẩm bẩn và có nhiều chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật,… tràn lan nên người tiêu dùng cần lựa chọn thận trọng. Tốt nhất nên dùng sản phẩm được ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại có thành phần chiết xuất từ các thảo dược này nhưng đã qua quá trình sàng lọc với các tiêu chuẩn và liều lượng chuẩn mực, được sản xuất bởi công ty uy tín, được chứng minh chất lượng bằng các thử nghiệm lâm sàng, sẽ giúp hỗ trợ hạ men gan nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

Công nghệ sinh học ly trích enzym có lợi hỗ trợ hạ men gan tăng cao từ 6 loại củ quả. (ảnh minh hoạ)

Nên sử dụng các sản phẩm bổ gan, tăng cường chức năng gan để lá gan thêm khỏe mạnh có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên với kết quả thử nghiệm lâm sàng rõ ràng cũng nên được cân nhắc sử dụng để bảo vệ lá gan, hỗ trợ việc hạ men gan.


Nguồn: Sức khỏe & Đời sống