Hiểu đúng về chế độ ăn dặm chuẩn Nhật cho trẻ

SKV 247
Th 5 27/09/2018

Khi trẻ nhỏ bước vào giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi, hầu như ông bố, bà mẹ nào cũng gặp vấn đề trong quá trình giúp con làm quen với đồ ăn dặm. Hình ảnh các bé bỏ bữa hay phải bế “ăn rong” hàng giờ đã không còn lạ lẫm với nhiều gia đình Việt. Để khắc phục tình trạng này, nhiều người làm cha, làm mẹ đã tìm hiểu các phương pháp đa dạng khác, dựa trên cơ sở khoa học đáng tin cậy hơn, trong đó có “Ăn dặm kiểu Nhật”.

Các em bé Nhật luôn khỏe mạnh và tự lập, nhờ được nuôi dạy, rèn luyện theo phương pháp khoa học từ nhỏ.

Thực tế cho thấy, ăn dặm theo phương pháp Nhật Bản đã và đang chứng minh được hiệu quả rõ rệt. Cụ thể, những đứa trẻ tới từ đất nước Mặt trời mọc luôn được đánh giá là khỏe mạnh, bền bỉ nhất hành tinh (theo nghiên cứu của tạp chí y tế thế giới Lancet).

Với mong muốn cho con thụ hưởng những thành quả ưu việt nhất, nhiều bà mẹ Việt đã và đang áp dụng phương pháp kể trên. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng để tự tin nuôi dạy con, nhất là trong bối cảnh hiện tại ở các gia đình Việt (hầu hết đều học hỏi kinh nghiệm từ người thân như mẹ chồng, mẹ đẻ…).

Những băn khoăn đôi khi dẫn đến sai lầm của mẹ Việt khi cho con ăn dặm

Nhồi nhét cho con

Một trong những sai lầm thường thấy của các bà mẹ Việt nói chung là nhồi nhét cho bé, vì nghĩ rằng con ăn càng nhiều càng tốt. Một số mẹ cũng hiểu lầm, rằng phải bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng (tinh bột, vitamin và đạm) cho con trong một bữa, dẫn đến việc nấu những món ăn không hợp khẩu vị, khiến bé chán ăn, bỏ bữa trong khi bản thân mẹ luôn bận rộn, mệt mỏi.


Lo sợ về đồ ăn cấp đông

Theo các tài liệu về ăn dặm kiểu Nhật, để thực đơn của con luôn đa dạng và đủ chất, các bà mẹ được tư vấn cấp đông từng món ăn thành những viên đá nhỏ trữ trong tủ. Tuy nhiên, không ít người vẫn thực sự lo ngại về chất lượng và dinh dưỡng của đồ ăn sau khi được cấp và rã đông.

Băn khoăn về việc dùng sữa làm món ăn dặm

Thông thường, các bà mẹ lo ngại việc cho sữa vào đồ ăn vì 2 lý do. Thứ nhất, liệu nhiệt độ khi chế biến có ảnh hưởng tới chất lượng sữa và làm bé rối loạn tiêu hóa? Thứ hai, liệu cho sữa vào thức ăn có phải thừa chất so với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ hay không. Do chưa tìm được nguồn tham chiếu chính thống, nhiều mẹ đã rất hoang mang khi bổ sung sữa cho con trong thực đơn ăn dặm, ở “giai đoạn vàng” đầu đời.

Đút cho con ăn hay để con tự xúc?

Ở phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bé được khuyến khích tự xúc ăn từ giai đoạn 9 – 11 tháng. Tuy nhiên, con lại ăn được rất ít, thậm chí có thể làm rơi vãi khắp nơi. Điều này khiến không ít mẹ Việt bối rối, nhất là trước áp lực của ông bà trong việc đút, ép cho con ăn.

Hiểu đúng về chế độ ăn dặm chuẩn Nhật cho trẻ - Ảnh 3.

“Cho con tự xúc hay không” là một băn khoăn lớn của mẹ Việt.

Sắm đủ bộ dụng cụ ăn dặm kiểu Nhật hay không?

Những ai từng tìm hiểu về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đều biết, bộ dụng cụ đầy đủ khá đa dạng với nhiều công dụng quan trọng khác nhau như: Máy xay, rây, bộ bát, khay trữ đông… Liệu có cần thiết phải sắm đầy đủ bộ dụng cụ này để cho con áp dụng ăn dặm kiểu Nhật hay không cũng là một băn khoăn thường thấy của các mẹ “bỉm sữa” Việt.

Hiểu đúng về ăn dặm Nhật Bản theo tư vấn của chuyên gia

Để hiểu đúng về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, việc tham khảo tư vấn của chuyên gia hay tham chiếu từ các nguồn đáng tin cậy là vô cùng cần thiết. Một trong những cộng đồng được nhiều bà mẹ Việt đánh giá cao thời gian gần đây là CLB Mẹ Nhật nuôi con, nơi quy tụ nhiều chuyên gia như cô Nakamura Rie (Chuyên gia dinh dưỡng và nuôi dạy trẻ được chứng nhận bởi Hiệp hội cố vấn gia đình Nhật Bản NPO JAAF), cô Lê Thị Vân Ngọc (Chuyên gia dinh dưỡng Glico Icreo)…

Cụ thể, theo các chuyên gia của CLB Mẹ Nhật nuôi con, việc nhồi nhét cho trẻ ăn quá nhiều có thể gây phản tác dụng, đôi khi khiến con chán ăn. Tỷ lệ thức ăn trung bình mỗi bữa do Bộ Y Tế Nhật Bản khuyến khích cho trẻ từ 5 – 6 tháng tuổi, giai đoạn 4 tuần đầu tiên bắt đầu ăn dặm là: Tinh bột: 30 – 40g, Vitamin: 15 – 20g, chất đạm: 5 – 10g.

Lượng thức ăn phù hợp trong tháng đầu tiên chia theo từng tuần (Nguồn: CLB Mẹ Nhật nuôi con).

Thực đơn ăn dặm Nhật Bản do CLB Mẹ Nhật nuôi con giới thiệu.

Đặc biệt, những cố vấn dinh dưỡng cũng khẳng định, ở giai đoạn này, sữa vẫn là thành phần vô cùng quan trọng trong bữa ăn của trẻ. Vì vậy, bố mẹ hoàn toàn có thể bổ sung sữa trong thành phần món ăn dặm của trẻ để giúp con dễ dàng tiếp nhận thức ăn (do đang quen vị sữa), đồng thời bổ sung vi chất khó hấp thụ trong quá trình ăn dặm như canxi, sắt, vitamin C... Bên cạnh đó, các chuyên gia của CLB cho biết, nếu cấp đông, rã đông đồ ăn đúng cách thì các món ăn vẫn giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Đồ ăn tươi cấp đông có thể để được 1 tháng hoặc lâu hơn, trong khi đó, đồ đã chế biến sau khi cấp đông chỉ có thể dùng trong 1 tuần đổ lại hoặc ngắn hơn, tùy theo từng loại thực phẩm.

Về cách thức cho bé ăn dặm kiểu Nhật, chuyên gia Nakamura Rie chia sẻ, trong tháng đầu tiên khi mới tập ăn dặm, các mẹ vẫn có thể bế và xúc cho trẻ. Ở giai đoạn 3 (9 – 11 tháng), khi con có thể ngồi vững, bố mẹ nên cho bé tập xúc ăn và không nên lo ngại vấn đề trẻ ăn ít bởi trong thời kỳ 6 – 12 tháng, sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho bé.

Với phương pháp này, các bố mẹ cũng có thể tận dụng một số đồ dùng có sẵn như khay đá có nắp sạch, máy xay... chứ không nhất thiết mua đầy đủ combo dụng cụ ăn dặm. Tuy nhiên, chuyên gia nhấn mạnh, chiếc ghế ăn dặm là món đồ không thể bỏ qua để rèn cho con nếp ăn và cách ăn chuẩn Nhật ngay từ những ngày đầu tiên bước vào thời kỳ quan trọng này!

Theo Afamily

Viết bình luận của bạn