Thường xuyên đau đầu vào chiều tối và bệnh gì?

SKV 247
Th 5 22/11/2018

Đau đầu là biểu hiện của nhiều chứng bệnh

Đau đầu là triệu chứng của nhiều bệnh, từ nhẹ là rối loạn điều tiết thị giác đến viêm xoang, hội chứng tiền đình, đau đầu vận mạnh hoặc nghiêm trọng như bướu não.

Đau ở 2 thái dương và đỉnh đầu kèm theo cảm giác buồn nôn, hai mắt nặng trĩu vào buổi chiều tối là một trong những triệu chứng điển hình của chứng đau đầu vận mạch. Chứng đau đầu do rối loạn vận mạch là bệnh tuy không gây tử vong ngay nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống vì người bệnh thường buồn bực, chán nản, kém tập trung, suy giảm trí nhớ.

Dưới đây là một số thông tin tham khảo về bệnh đau đầu vận mạch:

Đau đầu vận mạch là gì?

Đau đầu vận mạch là bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi hay thường gọi là đau đầu vùng thái dương. Đau đầu vận mạch là chứng đau đầu do sự co thắt của vùng máu trong đầu và trong sọ não. Hiện tượng thường gặp nhất là sư co thắt của thái dương. Tình trạng co thắt động làm cho một số bộ phận của não có thể bị thiếu máu tạm thời. Chính vì vậy, người bệnh sẽ có cảm giác đau vì có sự xuất hiện của một số chất hóa học trung gian – chỉ tồn tại trong điều kiện thiếu oxy.

Bệnh đau đầu vận mạch thường gây ra những cơn đau dữ dội. Những cơn đau này đột xuất, không báo trước kèm triệu chứng buồn nôn và 2 mắt nặng trĩu.

Bệnh đau đầu vận mạch có thể biến chứng thêm sang viêm xoang, ù tai, viêm mũi, họng, bệnh về dạ dày, táo bón, bệnh trĩ... Cơn đau tái phát theo chu kỳ có thể hàng năm, hàng tháng. Khi cơn đau tái diễn hàng tuần kéo dài 2- 3 ngày liên tục thì bệnh đã vào thời kỳ mãn tính.

Nguyên nhân của đau đầu vận mạch?

Nguyên nhân chủ yếu của đau đầu vận mạch chủ yếu do áp lực công việc nặng nề và stress… Tâm lý căng thẳng bất ổn cũng là tác nhân dẫn đến bệnh đau đầu vận mạch.

Ngoài ra, những người mẫn cảm với thời tiết cũng dễ mắc bệnh đau đầu vận mạnh khi nhiệt độ, độ ẩm, áp xuất không khí thay đổi đột ngột. Đó là lý do tại sao người bị đau đầu vận mạch thường đau vào buổi chiều tối - thời điểm nhiệt độ có sự chênh lệch lớn.

Ăn nhiều thực phẩm nhiễm hóa chất gây xơ vữa mạch, thường xuyên uống rượu bia, thuốc lá cũng là nguyên nhân gây đau đầu vận mạch.

Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây chỉ ra gốc tự do là một trong những tác nhân nguy hiểm nhất làm khởi phát chứng đau đầu vận mạch. Tại não, gốc tự do sinh ra liên tục, lắng đọng ở thành mạch máu, thúc đẩy quá trình xơ vữa, làm hẹp lòng động mạch cản trở máu dẫn oxy về nuôi não. Bên cạnh đó, gốc tự do và các hóa chất trung gian sinh ra trong quá trình chuyển hóa ở não làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm, sản sinh chất gây giãn mạch làm tổn thương nội mạc mạch máu, gây ra những cơn đau đầu.

Gốc tự do tấn công não được xác định là "thủ phạm" gây nên các cơn đau đầu

Phòng ngừa đau đầu vận mạch

Để phòng tránh và điều trị bệnh đau đầu vận mạch, người bệnh nên hạn chế các tác nhân gây bệnh. Trước hết, giảm cường độ làm việc vì áp lực công việc có ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh nói chung và thần kinh thái dương nói riêng.

Hãy tập một chế độ làm việc ăn ngủ điều độ và thường xuyên tập thể thao nhẹ nhàng. Đừng ngồi làm việc ở một tư thế quá lâu mà hãy tìm cách đi lại vận động. Ngoài ra, bạn nên hạn chế thức uống có cồn, thuốc lá, tăng cường ăn rau xanh giảm mỡ, bổ sung các vi chất như magie, kẽm, sắt, vitamin K, B6...

Khi bị đau đầu, bạn nên nằm nghỉ ngơi nơi yên tĩnh tránh ánh sáng, tiếng động rung lắc mạnh. Bạn có thể xoa bóp mát xa nhẹ vùng đầu để làm giảm cơn đau.

Theo nhiều nghiên cứu gần đây, tinh chất thiên nhiên từ Blueberry (nguồn gốc từ Bắc Mỹ) chứa hai hoạt chất sinh học quý Anthocyanin và Pterostilbene. Hai hoạt chất này được biết đến với tính năng đặc biệt là có trọng lượng phân tử nhỏ và dễ dàng vượt qua hàng rào máu não để trung hòa gốc tự do và kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể. Từ đó, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch, chống lại quá trình viêm và nuôi dưỡng mạch máu não, giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả bệnh đau đầu, đau nửa đầu. Ngoài ra, tinh chất thiên nhiên từ Blueberry còn giúp cải thiện mất ngủ, stress - những yếu tố kích hoạt đau đầu, đau nửa đầu.

Viết bình luận của bạn