5 dấu hiệu của thiếu máu não: Dễ nhầm với bệnh khác nên nhiều người tử vong trong tích tắc

SKV 247
Th 2 19/11/2018

Một mạng lưới phức tạp bao gồm các mạch máu có nhiệm vụ cung cấp oxy và các dưỡng chất quan trọng cho bộ não hoạt động hiệu quả.

Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng trọng lượng cơ thể nhưng bộ não lại đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Theo đó, não cần đến khoảng 15% máu từ tim để có được lượng oxy và glucose cần thiết cho các hoạt động hàng ngày.

Vì vậy, nếu không có đủ lưu lượng máu đến não để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất, não sẽ bị thiếu oxy, dẫn đến tình trạng chết mô não hoặc nhồi máu não hay còn gọi là đột quỵ.

Hay nói cách khác, đó là bệnh rối loạn tuần hoàn não do thiếu máu lên não, làm giảm sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não khiến cho tế bào thần kinh não thiếu năng lượng để hoạt động, từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động chức năng của não.

Các triệu chứng của bệnh thiếu mãu não

Thiếu máu não có rất nhiều biểu hiện lâm sàng phức tạp nên người bệnh thường bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. Các dấu hiệu sớm nhận biết bệnh lúc đầu có vẻ nhẹ nhàng nhưng tiến triển khá nhanh. Đặc biệt những cơn choáng ngất đến bất ngờ sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

- Đau đầu: Cảm giác đầu mình nặng trịch nhất là khi phải di chuyển, suy nghĩ nhiều hay khi mới ngủ dậy.

- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: Dù đang ở không gian yên tĩnh và không có gió nhưng người bệnh cũng nghe tiếng ù tai. Ngoài ra, họ còn bị hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng.

- Mất ngủ: Người bị thiếu máu não rất hay gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như ngủ chập chờn, thường gặp ác mộng, ngủ hay thức cũng khó kiểm soát được, tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc đến sáng mới ngủ được. 

- Suy giảm trí nhớ: Do máu lên não bộ không đủ nên người bệnh có thể gặp các hiện tượng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt… từ đó sẽ bị thuyên giảm dần trí nhớ, quên nhanh mọi việc. 

- Tê bì, nhức mỏi chân tay: Đầu các ngón tay bị tê bì, đôi lúc người bệnh cảm thấy dưới da râm ran như bị kiến bò, hay bị đau dọc xương sườn, đôi lúc có cảm giác lạnh sống lưng, chân tay nhức mỏi, đau dọc vai gáy và đau dọc các xương sườn.

Ngoài ra, những biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật như tim đập nhanh, rối loạn huyết động, cơn bốc hỏa, chậm chạp, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút... cũng là những dấu hiệu đáng ngờ của chứng thiếu máu não.

5 dấu hiệu của thiếu máu não: Dễ nhầm với bệnh khác nên nhiều người tử vong trong tích tắc - Ảnh 2.

Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu não

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng thiếu mãu lên não. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như:

- Đột quỵ

- Thành mạch bị vỡ hoặc rách

- Chấn thương vật lý

- Bệnh mô liên kết như xơ cứng bì hoặc lupus ban đỏ

- Bệnh viêm mạch máu

Biến chứng của bệnh thiếu máu não

Thiếu máu não được coi là hội chứng bệnh lý có nguy cơ gây tử vong thứ 3 trên thế giới chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch. Đáng nói nhất, thiếu máu não chiếm tới 25% tổng số các tai biến mạch máu não.

Thiếu máu não có thể nhẹ và thể nặng. Ở thể nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt. Thể nặng có thể gây tình trạng mất ý thức/trí nhớ tạm thời, liệt nhẹ nửa người, choáng váng, da xanh, sợ lạnh, … gây khó khăn cho sinh hoạt và công việc.

Thiếu máu não kéo dài sẽ dẫn tới tai biến mạch máu não với nhiều di chứng nặng nề như đột tử, liệt nửa người với các mức độ khác nhau.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu não

Thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở người trung niên và cao tuổi, đặc biệt ở những người lao động trí óc. Hiện nay, các yếu tố như ô nhiễm môi trường, lối sống mất cân bằng, tình trạng căng thẳng thần kinh, chế độ ăn uống không khoa học… cũng có thể khiến người trẻ tuổi bị bệnh.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này:

- Huyết áp cao

- Cholesterol cao

- Bệnh tim


- Xơ vữa động mạch

- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim

- Bệnh đái tháo đường

- Béo phì

- Hút thuốc lá

- Uống rượu

Những biện pháp hạn chế nguy cơ mắc bệnh

- Bỏ thuốc lá

- Tập thể dục

- Điều trị các tình trạng như cao huyết áp cao và đái tháo đường;

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.

* Theo Healthline

Viết bình luận của bạn