Tin tức Covid-19 ngày 24/4 tại Việt Nam mới nhất hôm nay

Quản Trị Viên
Th 6 24/04/2020

Tin tức dịch Covid-19 ngày 24/4 tại Việt Nam: Ngày thứ 8 không có ca nhiễm mới; TP.HCM chỉ còn bệnh nhân 91 (phi công người Anh) đang điều trị.

Keyword đầu tiên có dấu
Hơn 2 tháng qua, nhân viên y tế đã phải vắt kiệt sức vào hoạt động chống dịch Covid-19

Sáng nay không thêm ca nhiễm Covid-19

6h sáng 24/4, Bộ Y tế không ghi nhận ca dương tính nCoV, đánh dấu ngày thứ 8 không thêm ca nhiễm mới. 44 người đang điều trị.

Hôm qua, một người ở TP HCM được công bố khỏi bệnh, đưa tổng số người khỏi bệnh lên 224.

Các bệnh nhân đang được điều trị tại 7 cơ sở y tế, trong đó 39 ca tại các bệnh viện tuyến trung ương; ba ở tuyến tỉnh; hai tuyến huyện. Hầu hết sức khỏe ổn định, trong đó 15 ca xét nghiệm âm tính lần một, hai ca âm tính lần hai.

Gần 69.000 người đang được cách ly, trong đó tại bệnh viện 352 người, tại cơ sở tập trung gần 18.000 người, số còn lại tại nhà hoặc nơi lưu trú.

TP.HCM chỉ còn bệnh nhân 91 (phi công người Anh) đang điều trị

Theo Sở Y tế TP.HCM, tính đến nay TP.HCM chỉ còn một bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới là bệnh nhân 91 (phi công người Anh, có liên quan bar Buddha).

Thông tin từ Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, sức khỏe bệnh nhân 91 có cải thiện, không sốt, thở máy, rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn, X-quang phổi không tổn thương xấu thêm.

Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, sau hơn 2 tháng hoạt động, Bệnh viện Dã chiến Củ Chi đã tiếp nhận 560 trường hợp cách ly kiểm dịch và cách ly điều trị, trong đó có 34 ca xác định nhiễm trong tổng số 108 ca nghi nhiễm virus SARS-CoV-2. Còn tại Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ, sau hơn 1 tháng hoạt động cũng đã tiếp nhận điều trị cho 141 trường hợp, trong đó có 16 ca xác định nhiễm virus SARS-CoV-2.

Như vậy, TP.HCM đã có 54 ca nhiễm và đến nay 53 ca được điều trị khỏi và xuất viện.

Cả nước còn 4 huyện tiếp tục phải cách ly xã hội

Thủ tướng xác định các huyện Mê Linh, Thường Tín (Hà Nội), Đồng Văn (Hà Giang) và Yên Phong (Bắc Ninh) là các huyện có nguy cơ cao, phải thực hiện nghiêm việc phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16 về cách ly xã hội.

Keyword đầu tiên có dấu
Thủ tướng yêu cầu "thích nghi chung sống với dịch", không chủ quan, lơ là. Ảnh: Ngọc Thắng

Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải tiếp tục thực hiện cách ly xã hội đối với khu vực có nguy cơ cao; vận động người dân thường xuyên rửa tay sát khuẩn, tạo thói quen đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tại nơi công cộng; hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết, hạn chế tập trung đông người tại nơi công cộng, nhất là Hà Nội, TP HCM; người có dấu hiệu ốm sốt nên ở nhà, không đến công sở, cơ quan, trường học, nơi công cộng, phải liên hệ với bệnh viện, bác sĩ để được tư vấn và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

Từ ngày 23/4, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, bảo đảm các yêu cầu: tỉnh, thành phố có nguy cơ cao, địa bàn có nguy cơ cao tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị 16.

Hà Nội là địa phương có nguy cơ. Nhưng các huyện Mê Linh và Thường Tín (Hà Nội) cùng với huyện Đồng Văn (Hà Giang), huyện Yên Phong (Bắc Ninh là) địa bàn có nguy cơ cao. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư liên quan xác định phạm vi khu vực nguy cơ cao và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16.

Các tỉnh, thành phố còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp thì tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế, từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế xã hội.


Theo Báo giao thông

Viết bình luận của bạn