Tại sao đau dạ dày bùng phát mạnh vào mùa đông?

SKV 247
Th 3 23/10/2018

"Có những năm tôi chỉ ngủ trọn giấc đúng 7 đêm. Còn lại là đau tức, trằn trọc suốt. Với người bình thường thì mùa đông chỉ kéo dài 3 tháng nhưng mùa đông của tôi phải kéo dài đến tận 6 tháng" – ông N.B.K, một bệnh nhân đau dạ dày 10 năm chia sẻ.

Đau dạ dày tăng mạnh khi trở lạnh

Theo các chuyên gia, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm gia tăng lượng histamine trong máu - một loại chất khiến dạ dày bài tiết nhiều dịch vị và co bóp mạnh hơn. Đặc biệt, đối với những người có tiền sử bệnh thì nguy cơ tái phát sẽ rất cao.

Mùa lạnh là thời điểm hệ miễn dịch suy giảm khiến cơ thể trở nên yếu hơn. Bên cạnh đó, cơ thể chúng ta cần bổ sung nhiều năng lượng để giữ ấm cơ thể, chống lại cái rét, đó là lý do khiến mọi người thường có cảm giác nhanh đói và ăn quá no, khiến dạ dày chưa kịp thích nghi khi phải làm việc "cật lực" để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, từ đó có thể dẫn đến đau dạ dày

Trời lạnh dẫn đến việc ăn quá no, nhất là vào bữa tối, hậu quả là khó ngủ, ngủ không ngon, gây mệt mỏi, đau đầu, lâu dài dẫn đến suy nhược thần kinh và cũng là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày nữa.

Thêm nữa, mùa đông là mùa của rượu và các đồ ăn cay, nóng, đồ nướng, lẩu... Những đồ ăn này cũng là những tác nhân gây nguồn gây kích ứng mạnh tới dạ dày và làm tăng các triệu chứng của bệnh.

Làm gì để bảo vệ dạ dày trong mùa đông?

Một số lời khuyên của bác sĩ về tiêu hóa sẽ giúp bạn bảo vệ dạ dày cũng như hệ tiêu hóa vào mùa đông:

- Hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, đặc biệt là không được ăn quá cay để tránh kích ứng dạ dày.

- Tránh đồ ăn sống hoặc tái, các chất kích thích.

- Không nên ăn quá no, đặc biệt là vào bữa tối

- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng bụng.

- Tăng cường ăn rau, củ.

- Ưu tiên sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng, vitamin và các thức ăn mềm, nấu kỹ.

- Rèn luyện sức khỏe để tăng khả năng thích nghi, tăng cường hệ miễn dịch.

Viết bình luận của bạn