Quầng móng tay "tố cáo" sức khỏe của bạn - chớ coi thường

SKV 247
Th 5 18/10/2018

Quầng móng tay thay đổi, dấu hiệu của nhiều loại bệnh bạn nên biết

Nếu bạn nhìn vào móng tay của mình, bạn sẽ chú ý đến phần trắng ở chân móng. Đó là vòng bán nguyệt chân móng hay còn gọi là quầng móng tay (phao móng).

Sự thay đổi màu sắc, hình dạng, hay kích thước có thể cho thấy đó không chỉ biểu hiện của một căn bệnh, mà đó còn thể hiện xu hướng của bệnh.

Những chẩn đoán này sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời những vấn đề đó. Ví dụ, nếu quầng móng có màu đen hay xám bạn cần đến bác sĩ ngay.

Video dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu để biết cách chẩn đoán sức khỏe của bạn thông qua sự thay đổi quầng móng tay.

1. Khi phao móng tay chỉ thay đổi ở một ngón

Quầng móng ngón út sẽ không được chú ý nhiều hoặc không xuất hiện quầng móng. Nó liên quan đến hoạt động của thận, ruột non và tim. Sự gia gia tăng kích thước của quầng móng tay có thể là kết quả do huyết áp cao.

Ngón đeo nhẫn chịu trách nhiệm hoạt động của cơ quan sinh sản và hệ thống hạch bạch huyết. Nếu hiếm khi nhìn thấy quầng móng có thể bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa.

Ngón giữa được kết nối với chức năng của não bộ và hệ thống tim mạch. Sự biến mất của quầng móng có thể là vấn đề về mạch máu và huyết áp cao.

Ngón trỏ có thể biến mất hoặc nhỏ đi đáng kể do sự hoạt động không đúng cách của ruột, tuyến tụy hoặc bệnh tai mũi họng mãn tính.

Ngón cái phản ánh chức năng của phổi và lá lách. Xuất hiện rõ nhất trong các ngón và nên chiếm không quá 25% diện tích móng cái. Nó có thể nhỏ hơn đáng kể ở những người hút thuốc và lớn hơn với những người gặp chứng tăng huyết áp động mạch.

2. Kích thước quầng móng lớn bất thường

Quầng móng được coi là lớn khi chúng chiếm hơn 1/3 diện tích móng tay. Chúng cho thấy bạn đang có vấn đề với hệ thống tim mạch, rối loạn nhịp tim và huyết áp thấp 

Quầng móng lớn thường được thấy ở các vận động viên và những người có công việc liên quan đến hoạt động thể chất. Nếu một người không hay tham gia hoạt động thể chất nhưng quầng móng lại lớn hơn thì có thể do họ đang gặp phải căng thẳng mức độ cao.

 3. Quầng móng nhỏ

Quầng móng nhỏ, hầu như không nhìn thấy sau lớp biểu bì, cho thấy tình trạng huyết áp thấp và rối loạn tuần hoàn. Đây có thể là một dấu hiệu của hệ thống miễn dịch yếu, trao đổi chất kém hoặc thiếu sắt và B12.

Nếu quầng móng tách biệt một cách đáng chú ý, mờ nhạt hơn những móng còn lại thì bạn đang gặp vấn đề với lượng đường trong máu và có thể là sự phát triển của bệnh tiểu đường.

4. Quầng móng biến mất

Đừng hoảng sợ nếu bạn không thấy quầng móng trên móng tay của bạn hay trên móng tay của con bạn. Quầng móng thường không xuất hiện trên móng tay của trẻ em và chúng sẽ xuất hiện dần. Ở một số người thường sẽ không thấy được quầng móng do đặc thù của cấu trúc móng tay họ.

Tuy nhiên, nếu quầng móng biến mất đột ngột, theo y học hiện đại là một triệu chứng của rối loạn tuần hoàn. Nghiên cứu chỉ ra rằng quầng móng có liên quan mật thiết với các rối loạn tuyến giáp và sự thiếu hụt vitamin B12 và sắt.

5. Quầng móng thay đổi màu

Quầng móng màu xám báo hiệu tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng, rối loạn tiêu hóa, và có thể là khó hấp thu chất dinh dưỡng.

Quầng móng màu trắng cho thấy sức khỏe tốt và tự nhiên. Vòng bán nguyệt có thể có sắc thái sáng hơn màu da.

Quầng móng màu tím là một dấu hiệu của tuần hoàn máu kém và thiếu oxy trong các cơ quan và các mô. Hiện tượng chóng mặt và đau đầu có thể thường xuyên xảy ra.

Quầng móng màu hồng (đỏ) cho thấy bạn đang thiếu đi hoạt động thể chất và các vấn đề về phổi.

Quầng móng màu đen là một dấu hiệu bất thường và cực kỳ nguy hiểm. Đương nhiên, đây là triệu chứng ngộ độc kim loại nặng.


Viết bình luận của bạn