Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em - Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Quản Trị Viên
Th 4 18/03/2020

Kém hấp thu là một hội chứng hay gặp ở trẻ em, xảy ra khi các chất dinh dưỡng không được hấp thu tốt trong quá trình tiêu hóa.

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em - Ảnh 1.

Biếng ăn có thể là triệu chứng của hội chứng kém hấp thu ở trẻ em Ảnh: Nguồn: thequestion.ru

Kém hấp thu là một hội chứng hay gặp ở trẻ em, xảy ra khi các chất dinh dưỡng không được hấp thu tốt trong quá trình tiêu hóa dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cần cho sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân

- Chế độ ăn uống không phù hợp như: Ăn dặm sớm quá, không cho trẻ làm quen từ từ khi tập cho trẻ ăn dặm một loại thức ăn mới, nhất là những loại thức ăn có cấu trúc phân tử phức tạp hoặc tính dị nguyên cao như lòng trắng trứng, các loại hải sản. 

Một số nghiên cứu cho thấy trẻ ăn lòng trắng trứng sớm trước 9 tháng tuổi có nguy cơ bị chàm và kém hấp thu cao hơn ở trẻ khác. Ngoài ra, một chế độ ăn không cân bằng về 4 nhóm thực phẩm, ví dụ như quá nhiều dầu mỡ cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu.

- Rối loạn tiêu hóa: Hiện tượng rối loạn tiêu hóa bao gồm cả hội chứng kém hấp thu có thể do trẻ ăn thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm như thức ăn bị ôi thiu do nhiễm khuẩn, chứa các hóa chất độc hại.

- Sử dụng kháng sinh hoặc một số loại thuốc chữa bệnh dài ngày làm rối loạn hệ vi khuẩn chí cư trú bình thường ở hệ tiêu hóa.

- Trẻ bị bệnh về đường ruột, hay gặp là tình trạng nhiễm giun sán hoặc các loại ký sinh trùng đường ruột khác.

- Thiếu enzym: Enzym hay các men tiêu hóa bình thường do tuyến nước bọt, gan, tụy, v.v... tiết ra giúp thức ăn được hấp thu dễ dàng. Bệnh lý của tuyến nước bọt, gan, tụy cũng có thể dẫn đến tình trạng kém hấp thu. Một số trẻ bị thiếu men lactoza cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa và không dung nạp đường lactose.

- Một số bệnh lý miễn dịch làm tổn thương niêm mạc ruột cũng dẫn đến hội chứng kém hấp thu mà điển hình trong nhóm này là bệnh Coeliac hay còn gọi là bệnh đi tiêu phân mỡ do cơ thể phản ứng với gluten có trong các mầm ngũ cốc khiến tế bào niêm mạc ruột bị teo. Một số bệnh lý miễn dịch khác có thể gặp là bệnh viêm ruột Crohn, hoặc bệnh xơ nang.

- Trẻ bị phẫu thuật cắt đoạn ruột hoặc điều trị bệnh bằng tia xạ cũng có thể bị hội chứng kém hấp thu.

Triệu chứng

Các triệu chứng của hội chứng kém hấp thu gồm:

- Trẻ đi cầu phân lỏng, nhiều nước, lổn nhổn các hạt thức ăn chưa tiêu hóa hết hay còn gọi là đi phân sống, mùi tanh. Quan sát trong bồn vệ sinh sau khi trẻ đi cầu thấy có váng nổi trên mặt nước do mỡ không hấp thu trong phân.

- Trẻ biếng ăn, chậm lên cân hoặc suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao.


- Trẻ thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị đau bụng, chướng bụng và sôi bụng.

- Sút cân, mệt mỏi, uể oải, kém linh hoạt.

- Giảm khẩu vị, giảm thèm ăn.

- Trẻ có thể có các biểu hiện thiếu vi chất như: Niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu thiếu sắt; có thể phù ở chân do thiếu B1; đau cơ, chuột rút do thiếu can xi, v.v…

- Những trường hợp kém hấp thu nặng hoặc kéo dài trẻ có thể phù do giảm protein máu, da khô…

Xử trí và chăm sóc

Trước khi nói đến cách xử trí và chăm sóc cần lưu ý một điều là: Trong quá trình phát triển bình thường, thỉnh thoảng trẻ có thể bị tình trạng kém hấp thu trong 1 - 2 ngày do sốt mọc răng hoặc bị một số bệnh như nhiễm siêu vi, viêm đường hô hấp, do tác dụng phụ của vắc xin hoặc thuốc, v.v… và sau đó tự khỏi thì phụ huynh không cần phải lo lắng và xử trí gì đặc biệt.

Khi trẻ có các triệu chứng kém hấp thu không phải do những lý do thông thường nói trên, cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và xử trí phù hợp theo nguyên nhân. Những biện pháp chăm sóc dưới đây có thể được áp dụng nhằm góp phần phòng và điều chỉnh tình trạng kém hấp thu ở trẻ.

- Chế độ ăn uống phù hợp: Chế biến thức ăn hợp vệ sinh, phù hợp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ. Cho trẻ ăn với lượng vừa đủ, không ép ăn quá nhiều khiến trẻ sợ ăn, biếng ăn. Thành phần bữa ăn trong ngày cần đủ 4 nhóm thực phẩm.

- Đối với trẻ ở độ tuổi ăn dặm: Mỗi khi cho trẻ bắt đầu một loại thức ăn mới thì nên cho làm quen từ từ, bắt đầu bằng một lượng ít rồi tăng dần. Nếu khi cho trẻ ăn một loại thức ăn mới mà có biểu hiện kém hấp thu thì có thể tạm ngừng và thử lại sau vài tuần.

- Sau một đợt điều trị kháng sinh, ngoài men tiêu hóa do bác sĩ kê đơn, có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua để bổ sung vi khuẩn chí có lợi của đường tiêu hóa.

- Xổ giun định kỳ cho trẻ trên 24 tháng tuổi.

- Tăng cường vận động: Cho trẻ chơi, tham gia các hoạt động thể chất để tăng sự co bóp của ruột giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn.

- Chú trọng bổ sung phức hợp enzymes tiêu hóa gồm

Amylase: Tương tự enzyme amylase có trong nước bọt và dịch dạ dày có vai trò tiêu hóa tinh bột, cắt các liên kết trong tinh bột, chuyển tinh bột thành các dạng mạch ngắn polysaccaride và oligosaccarid và glucose. Amylase giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu tinh bột ở ruột non diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. Nếu thiếu enzyme này trẻ sẽ cảm thấy khô miệng, đắng miệng, ắn không ngon và không chuyển hóa tinh bột thành loại đường.

Protease: là enzyme tiêu hóa protein trong thức ăn có vai trò cắt protein thành dạng các acid amin tự do để cơ thể hấp thu vào máu. Nếu thiếu Enzyme này trẻ sẽ bị đầy bụng khó tiêu.

Lipase: là enzyme giúp thủy phân các chất béo trong thức ăn tạo thành acid béo, glycerol, và các thành phần khác. Thiếu Enzyme này trẻ ăn các loại thịt cá và các chất giàu lipid sẽ không chuyển hóa và hấp thu được.

Lactase: là enzyme được tìm thấy ở mép ruột non, hoặc do một nhóm các vi khuẩn có lợi ở đường ruột tiết ra có vai trò phân hủy đường lactose (có trong sữa) thành glucose và galactose.Việc thiếu hoặc không có enzyme lactase gây ra tình trạng không dung nạp sữa, hay gặp ở trẻ nhỏ, trẻ bị tổn thương niêm mạc ruột à lâu dài dẫn đến suy dinh dưỡng, bất dung nạp sữa. Việc bổ sung lactase giúp hệ tiêu hóa dễ dàng thủy phân và hấp thu lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt có lợi trong trường hợp trẻ thiếu hoặc tiêu chảy gây giảm sản xuất enzyme này.

Cellulase: là enzyme có khả năng thủy phân cellulose (chất xơ). Enzyme này không có trong hệ tiêu hóa của người. Bổ sung enzyme cellulase giúp làm mềm các chất xơ có trong hoa quả, rau củ, hoặc các thức ăn chứa chất xơ khác, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động, phòng ngừa táo bón.

Nếu trẻ ổn định và đủ 5 loại Enzyme trên thì cơ thể sẽ hấp thu  và được cung cấp tối đa chất dinh dưỡng nên sẽ chóng lớn, tăng cân. Ngoài ra có thể bổ sung thêm kẽm để tạo vị giác thèm ăn cho trẻ.


Theo Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng
---
Siro Yến sào KYOJAPA - Giúp ăn ngon, ngủ tốt, phục hồi sức khỏe phát triển toàn diện

Yến sào và Immunecanmix® - Nguyên liệu #tăng_miễn_dịch thế hệ mới, nay đã có trong sản phẩm Siro yến sào KYOJAPA, có tác dụng:

 Cung cấp dưỡng chất, vitamin và khoáng chất giúp bồi bổ cơ thể.
 Hỗ trợ kích thích tiêu hóa và tăng cường hấp thu dưỡng chất, giúp trẻ phát triển.
 Cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi xương, trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân, gầy yếu, suy dinh dưỡng.
 Hỗ trợ cải thiện tình trạng trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

Ngoài ra, sản phẩm còn được bào chế từ tâm sen, lạc tiên, táo nhân, tổ phục linh, inulin, #Kẽm_Gluconate, Vitamin_B (1,2,6,9), Vitamin_PP ,….Giúp ăn ngon, ngủ tốt, #phục_hồi_sức_khỏe phát triển toàn diện.

Phù hợp với:
⚡️ Trẻ em và người lớn đêm trằn trọc, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi, ăn uống khó tiêu, mới ốm dậy.
⚡️ Trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng, kém hấp thu, chậm lớn, ăn nhiều vẫn không tăng cân, gầy yếu, chậm lớn, suy dinh dưỡng, hay ốm vặt.
⚡️ Trẻ em, thanh thiếu niên đang trong thời kỳ tăng trưởng, phát triển phụ nữ có thai và cho con bú.

📌 Truy cập ngay website để tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể ngay hôm nay!
👉 Chi tiết: https://suckhoevang247.com/products/siro-yen-sao-kyojapa
---
#suckhoevang247_com - "Chăm sóc sức khỏe cộng đồng"
🛒Store: suckhoevang247.com
☎️ Hotline: 0935.90.90.52
✈️ Giao hàng toàn quốc